Học xong khoá tester ngắn hạn có đi làm được không?

Chia sẻ những kinh nghiệm test, chuyện vui buồn của Tester Việt nam
Post Reply
tvn
Admin
Posts: 4900
Joined: Tue 10 Aug, 2010 10:11 am
Location: HCM
Contact:

Học xong khoá tester ngắn hạn có đi làm được không?

Post by tvn »

Rất nhiều bạn băn khoăn rằng liệu sau khi học xong một khoá tester ngắn hạn tại TESTING VN, cụ thể là khoá học Fresher Tester, thì có thể đi làm được chưa, hay phải học thêm khoá nào nữa. Những bạn hỏi câu này thường là các bạn học trái ngành. Chính vì vậy nên băn khoăn là đúng rồi. Mình luôn hiểu lo lắng của các bạn. Với những câu hỏi tương tự, mình luôn trả lời rằng "sau khi hoàn thành khoá Fresher Tester tại TESTING VN, các bạn hoàn toàn có thể làm việc được."

"Làm việc được" nghĩa là các bạn đủ kiến thức, hiểu biết cũng như tư duy (mindset) của một tester và kỹ năng làm việc trong các dự án phát triển phần mềm. Điểm quan trọng nhất trong khoá học này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về công việc, nghề nghiệp của một tester. Các bạn được trang bị tư duy của tester khi thực hiện kiểm thử, đó là: ngoài việc đọc tài liệu, tìm hiểu hệ thống sẽ được kiểm thử trong tương lại => để thiết kế ra bộ test case tối thiểu cần thiết để kiểm tra kiểm thử hệ thống, các bạn còn sẽ phải suy nghĩ, đặt câu hỏi "nếu ... thì" để tìm và khám phá thêm tìm nhiều lỗi khác nữa.

Bên cạnh đó, các bạn sẽ được hướng dẫn thực hành trên máy tính một số kỹ thuật kiểm thử cơ bản cần thiết như cách truy vấn SQL thông qua thao tác trực tiếp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng MS SQL Server, kiểm thử một số API thông qua thực hành với các API công khai của Google, JIRA, v.v... Và dĩ nhiên là các bạn được đào tạo các kỹ thuật thiết kế test case bài bản theo tài liệu chuẩn quốc tế ISTQB cùng với cách kết hợp các điều kiện kiểm thử để giảm thiểu số lượng test case cần test nhưng vẫn bảo đảm độ bao phủ tốt nhất.

Nhưng, những kiến thức và kỹ thuật trên đây là chưa đủ cho một tester thạo việc thực thụ. Nó chỉ là kiến thức cơ bản, cần phải có của mỗi tester (theo đánh giá, suy nghĩ cá nhân của mình). Kiến thức này như là bệ phóng, để giúp các bạn tìm hiểu, phát triển thêm để có thể tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp làm tester của mình. Kỹ năng phân tích tài liệu, để hiểu được hệ thống sẽ kiểm thử là điều quan trọng nhất. Tiếp theo, làm sao để thực hiện việc kiểm thử, làm cách nào để thực thi những test case mà mình đã nghĩ ra là một điều khác nữa. Trong nhiều trường hợp, tester phải phối hợp với dev (lập trình viên) để thực hiện việc kiểm thử.

Ví dụ như làm sao để kiểm thử được chức năng gửi mail của hệ thống đang được phát triển có hoạt động / kết hợp tốt với một ứng dụng bên thứ ba - third party application (ví dụ Sendgrid) để gửi mail đến người dùng hay không? Khi ứng dụng bên thứ ba đó không gửi được email, làm sao mình biết? Khi khách hàng phàn nàn về việc không nhận được email thông báo, làm sao mình kiểm tra được email đã được chuyển sang cho bên thứ ba hay chưa? lỗi xảy ra ở giai đoạn nào?

Riêng các bạn học trái ngành, điều khó khăn nhất khi đi làm là làm sao để hiểu ý khách hàng và đồng nghiệp trong nhóm phát triển phần mềm một cách nhanh nhất. Trong lúc tham gia những buổi họp, các bạn không hiểu mọi người đang nói gì là điều tệ nhất. Một, tệ vì bạn thấy mình lạc lõng, mình đang ở thế giới nào vậy? Hai, tệ vì bạn không hiểu mọi người đang làm gì, và bản thân mình cần phải làm gì để kiểm thử cho ticket / user story, chức năng hay hệ thống đang được nói đến / đang được bàn bạc. Nếu suy nghĩ tích cực, bạn sẽ cố gắng hỏi dev / hay QC lead (thường là ngay sau khi kết thúc buổi họp), nếu gặp người dễ thương thì họ sẽ hướng dẫn tận tình => bạn sẽ nhanh bắt kịp mọi người. Nếu suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ thấy nản chí và muốn bỏ việc vì "có vẻ mình không thuộc về thế giới này." Mình không biết phải làm gì và không hiểu mọi người xung quanh đang làm gì. Đọc đến đây, bạn đã biết bản thân mình nên phải làm gì rồi.

Luôn hiểu và mong muốn điều tốt nhất cho mọi người, đối với các bạn học trái ngành TVN có sưu tầm một bộ tài liệu từ nhiều nguồn, gọi là "tin học đại cương" bằng Tiếng Việt, có thể giúp các bạn tự tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của máy tính, mạng, và hệ thống phần mềm; và làm quen với thế giới IT (công nghệ thông tin - CNTT) để giúp các bạn "hoà nhập" tốt hơn. Nhiều bạn học trái ngành, trong thời gian đầu làm việc trong dự án phát triển phần mềm với vai trò tester, thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp khi gặp nhiều từ chuyên ngành và "thuật ngữ lạ". Vì vậy, TESTING VN đang phát triển một số tài liệu bổ sung nhằm rút ngắn khoảng cách hiểu biết giữa các bạn trọng trái ngành và các bạn đã học CNTT.



Post Reply

Return to “Góc chia sẻ kinh nghiệm của Tester Việt nam”