Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Công cụ kiểm thử hiệu năng miễn phí, chỉ hỗ trợ java.
Forum rules
Công cụ kiểm thử hiệu năng miễn phí, chỉ hỗ trợ java.
Post Reply
hebron80
Hoc Tester
Posts: 8
Joined: Tue 12 Nov, 2013 3:39 pm
Contact:

Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by hebron80 »

Chào các mem,
mình có một số issue về Jmeter mà vẫn chưa làm xong mặc dù đã mất vài ngày nay rồi, mong các mem giúp đỡ. cụ thể như sau:
- Mình có một site viết bằng asp.net
- Mình đang dùng Jmeter 2.10
- Mình dùng HDH Win 7

Cảm ơn các mem nhiều.



tvn
Admin
Posts: 4900
Joined: Tue 10 Aug, 2010 10:11 am
Location: HCM
Contact:

Re: Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by tvn »

Sao bạn không nêu luôn vấn đề mình đang gặp phải, để mọi người có thể giúp bạn nếu họ biết?



Moondn
Hoc Tester
Posts: 4
Joined: Sat 07 Dec, 2013 11:40 am
Contact:

Re: Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by Moondn »

Sao chẳng thấy ai trả lời vấn đề này nhỉ



ngtrongtri
Hoc Tester
Posts: 3
Joined: Sun 22 Sep, 2013 6:05 pm
Contact:

Re: Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by ngtrongtri »

hay thật, bạn đã nêu vấn đề của bạn đâu mà người khác trả lời ?



dailvcntt
Fresher Tester
Posts: 12
Joined: Thu 06 Dec, 2012 2:40 pm
Contact:

Re: Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by dailvcntt »

vấn đề của bạn ấy có lẽ nằm ở tiêu đề, nhưng theo mình nên ghi trong nội dung bài viết, 1 chút tôn trọng người đọc sẽ nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ hơn :)



tvn
Admin
Posts: 4900
Joined: Tue 10 Aug, 2010 10:11 am
Location: HCM
Contact:

Re: Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by tvn »

Bạn ấy mong muốn tạo 1000 user trong jmeter, nhưng không biết đang gặp vấn đề gì. Nếu để tạo user đăng nhập đồng thời trong jmeter hoặc bất kỳ chương trình nào khác như load runner thì đây là các việc cần phải làm.

1. Tạo 1000 user trong DB (có thể viết script trong DB để insert 1000 user với thông tin hợp lệ khác nhau)
2. Tạo file csv chứa thông tin 1000 user này theo cú pháp của bạn - có thể mỗi parameter là 1 cột)
3. Trong jmeter import data bằng cách trỏ đến file csv ở trên.
4. Trong các request, thay vì ghi giá trị trực tiếp thì tạo biến (var) rồi ghi tên cột trong file csv tương ứng với các biến cần thiết.
5. Thiết lập một số thông tin cần thiết khác để chạy được test.
Sau đó bấm nút run, rung đùi chờ kết quả test thôi.



pren0anss
Hoc Tester
Posts: 1
Joined: Mon 21 Jul, 2014 1:17 pm
Contact:

Re: Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by pren0anss »

Anh tvn có thể chỉ cách phân tích kết quả test cho e đc ko...??
VD trường hợp e test...:
Thread1: num =200, ramp Up=0,loop count = 1 all case ok!
Thread2 : num =300, ramp Up=0,loop count = 1 some case fails
Nhưng khi chay Thread1 lần 2 thì nó lai có 1 vài case fails.....

Ps: E chỉ cho nó login vào thôi + còn lơ mơ về tool này quá



harano
Jr. Tester
Posts: 58
Joined: Fri 20 Apr, 2012 10:43 am
Contact:

Re: Muốn tạo test case 1000 users đăng nhập dùng JMeter

Post by harano »

Chào bạn pren0anss,

Mình có thể thấy là configure giữa 2 lần chạy của bạn là như nhau, chỉ khác số lượng users.

Vấn đề của bạn đưa ra là hoàn toàn bình thường. Khi thực hiện chạy performance test, không phải chỉ chạy một lần duy nhất là lấy đó làm kết quả, mà phải chạy ít nhất 3-5 lần, sau đó lấy trung bình giữa các lần chạy đó, xem tỉ lệ lỗi là bao nhiêu.
[*] Nếu số lỗi giữa các lần chạy không chênh nhau quá nhiều --> bình thường
[*] Nếu số lỗi giữa các lần chạy chênh lệch khá cao, ví dụ lần 1 không có lỗi, lần 2 thì 30% lỗi, lần 3 40% lỗi ... --> bất bình thường, cần xem xét lại

Một điểm nữa, khi chạy với 300 users có vài lỗi, quay lại chạy 200 users cũng có vài lỗi. Nếu mình không nhầm thì % lỗi khi chạy 300 users nó sẽ lớn hơn % lỗi khi chạy 200 uses (tính trung bình). Điều này có nghĩa là, ngưỡng mà server của bạn chịu được là ~200 (không xảy ra lỗi), và khi tăng số lượng user lên thì lỗi sẽ tăng dần, đến 1 mức nào đó sẽ là 100% lỗi. Cái này gọi là Stress Testing.

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khách quan gây ra lỗi:
[*] Lỗi con người: Configure sai dẫn đến chạy lỗi (có thể lần đầu chạy không lỗi nhưng lần sau lại có lỗi)
[*] Lỗi do môi trường: Lúc mạng nhanh thì không vấn đề gì, nhưng gặp lúc ai đó đang down film chẳng hạn, thì nó sẽ khác...
[*] Lỗi do tool: Đôi lúc có những vấn đề đến từ Tool (ở đây là JMeter) mà mình không thể lường trước được.

Chính vì vậy nên để có thể phân tích chính xác kết quả test, thì còn phải xem xét nhiều yếu tố như trên nữa.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về định nghĩa Load Testing, Stress Testing để hiểu rõ hơn nhé



Post Reply

Return to “JMeter”