Kỹ thuật điều khiển giọng nói trong giao tiếp

Nơi chia sẻ những bài viết về nghệ thuật sống, phong cách ứng xử văn minh,...
Post Reply
hophuc
Fresher Tester
Posts: 18
Joined: Thu 28 Sep, 2017 4:39 pm
Contact:

Kỹ thuật điều khiển giọng nói trong giao tiếp

Post by hophuc »

Trong giao tiếp có nhiều yếu tố để cấu thành một cuộc hội thoại thành công: ngữ điệu, giọng nói, cử chỉ, âm tiết ... Vậy bí quyết nào để bạn điều khiển giọng nói để tạo nên một cuộc giao tiếp với mọi người.

Phát âm rõ ràng
Để phát âm rõ ràng, bạn phải tập đọc mỗi ngày khoảng chục trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.
Bạn nên sửa dần dần vì khi bạn nói chuyện với bạn bè thì không sao, nhưng nói chuyện với người thuộc địa phương khác hoặc trong các cuộc giao tiếp trang trọng, đây là lỗi cực kỳ lớn và nhiều khi dẫn đến hiểu lầm.
Image
Nhấn giọng
Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong cuộc nói chuyện và bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả sẽ tăng lên gấp 3 lần so với từ ngữ bình thường.
Tạo ngữ điệu êm ái
Ngữ điệu là sự trầm bổng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.
Từ đệm
Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số diễn giả thường lặp lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng sắp trình bày. Một số khác có thể nói “Tốt rồi” ở cuối mỗi câu như thể đang kiểm tra liệu người nghe có hiểu điều họ nói không.
Âm vực
Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.
Âm lượng
Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói gì. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn. Khách quan là các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuyết trình. Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của bạn. Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả nổi tiếng cũng như các ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng



Post Reply

Return to “Nghệ thuật sống - Hạt giống tâm hồn”