Học kiểm thử phần mềm như thế nào cho hiệu quả?

Nơi thảo luận về các vấn đề đào tạo QC, Tester VN
Forum rules
Nơi thảo luận về các vấn đề đào tạo QC, Tester VN
Post Reply
tvn
Admin
Posts: 4900
Joined: Tue 10 Aug, 2010 10:11 am
Location: HCM
Contact:

Học kiểm thử phần mềm như thế nào cho hiệu quả?

Post by tvn »

Hơn 80% các bạn cho rằng đăng ký học một khóa học nào đó, thì thông qua tài liệu và các buổi giảng bài của giảng viên thì đã đủ. Điều này hoàn toàn sai. Cách suy nghĩ này là hoàn toàn không phù hợp cho việc học của các đối tượng 18+.

Qua bài viết này mình muốn chia sẻ nhận định của mình về một số trường hợp để các bạn tự suy ngẫm và rút ra bài học cho bản thân của mình về vấn đề học kiểm thử phần mềm nói chung, và cụ thể như học lập trình cho người trái ngành, học kiểm thử tự động (Selenium - Automation Test Engineer) hay các lớp học khác về kiểm thử phần mềm.

Học kiểm thử phần mềm cũng tương tự như bao ngành khác. Đã nói "học" thì phải "học." Vấn đề về lĩnh vực dạy và học đã được đề cập rất là nhiều xung quanh chúng ta, nhưng liệu các bạn có để ý và áp dụng cho bản thân mình hay chưa? Băn khoăn này không hề đơn giản và cũng không có câu trả lời nào là chính xác, đúng cho mọi hoàn cảnh của mỗi người.

Khi bạn quyết định bỏ tiền và thời gian để tham gia một khóa học nào đó, ắt hẳn bạn đã suy nghĩ rất nhiều chứ không phải quyết định vội vã trong một ngày, một giờ. Bạn mong muốn mình sẽ "học" được gì từ khóa học đó? Bạn hi vọng rằng, giáo viên (người hướng dẫn) sẽ trang bị cho các bạn kiến thức + kỹ năng liên quan trong suốt khóa học bằng cách nói và bạn chỉ nghe. Bạn hi vọng rằng tài liệu giáo trình sẽ chi tiết, đầy đủ đến mức bạn có thể học thuộc lòng hết là sẽ nắm được "bí kíp", hay bạn hi vọng rằng mình sẽ giỏi lên sau khi kết thúc khóa học. Nếu đi học, bạn luôn có quyền hỏi, nhưng không nhiều người sử dụng quyền này.

Vậy, tôi phải suy nghĩ, và làm gì mới đúng?
Đây mới là điều mà các bạn cần suy nghĩ, cân nhắc.

Trước tiên, bạn cần phải hiểu rằng học là cho mình, cho bản thân chứ không phải vì ai khác. Làm gì đó vì bản thân thì phải nhiệt tình, và để tâm vào công việc. Đừng để người ta nói: "nhìn nó giống như học dùm ai". Nghĩa là mình không tập trung học, học chơi chơi không nhiệt tình. Xem việc học không quan trọng, trời mưa xíu là nghỉ học (lý do mưa), bạn rủ cafe hay nhậu thì cũng nghỉ học,... nói chung lý do không chính đáng để mà nghỉ học.

Thứ hai, tài liệu + bài giảng trên lớp chỉ cung cấp cho các bạn 50% lượng thông tin kiến thức cần thiết. Để thành công, bạn phải "tự thân vận động" để có thể đạt được 49% còn lại. Bạn phải, thực hành, tự làm, ví dụ các khóa liên quan đến lập trình (ví dụ khóa java for testers, selenium, JMeter,...) => bạn phải tự lập trình, tự làm các bài tập, nếu bí quá thì mới hỏi giảng viên, chứ nếu cái gì cũng hỏi, giảng viên sẽ đưa cho bạn đáp án (bài code mẫu) luôn thì bạn sẽ không "thấm" được và lĩnh hội được hết "công lực" của giảng viên. Nếu khóa học không liên quan đến lập trình thì bạn có thể google tìm thêm tài liệu, đọc và so sánh với những gì tài liệu + bài giảng của giảng viên trên lớp. Bạn có thể "challenge" lại người giảng theo hướng tích cực chứ không phải kiểu đánh đố (bạn luôn nhớ rằng bạn không có nhiều kiến thức về lĩnh vực mình đang học - so với giảng viên, nên mình phải thể hiện sự tôn trọng họ thông qua cách hỏi.) Lợi thế của các khoá học là có người để hỏi và họ phải có trách nhiệm hướng dẫn giải thích cho các bạn.

Thứ ba, thực ra không có ý thứ ba, nó cũng giống ý thứ hai nhưng mình muốn nhấn mạnh rằng, bạn phải tích cực chủ động. Bạn phải hỏi giảng viên nếu có chỗ nào đó trong tài liệu mà bạn không hiểu.
  • Trên lớp, không hiểu thì phải giơ tay ngay để làm rõ vấn đề. Nếu ai đó nói với bạn rằng "bạn hỏi nhiều quá và làm cháy giáo án của tui" thì nghĩa là giảng viên đó không nhiệt tình và quan trọng là khả năng giải thích của họ không tốt. Vì bạn vẫn chưa hiểu.
  • Nhưng nếu vì bạn đang hỏi không liên quan đến bài học hiện tại thì lại là câu chuyện khác. Giảng viên có quyền từ chối trả lời lúc đó, nhưng họ phải có nghĩa vụ trả lời bạn thông qua kênh khác. Ví dụ, ở TESTING VN các bạn sẽ có hai kênh khác luôn trực tuyến là nhóm Skypehệ thống quản lý lớp học.
  • Các bạn cũng có thể xem lại bài hô trước, và đi học sớm để tranh thủ hỏi giảng viên vấn đề đó, hoặc ở lại trễ, lúc xong lớp học, chạy lên hỏi ngay giảng viên vấn đề bạn vẫn đang còn thắc mắc. Và cuối cùng, bạn có thể email để hỏi giảng viên. Lưu ý, các bạn phải đọc tài liệu cho kỹ, google để tìm hiểu thêm rồi mới đưa ra suy nghĩ, đánh giá của bản thân để hỏi giảng viên, nhằm nhờ họ xác nhận giúp là mình đang hiểu đúng hay không
Bản thân mình có suy nghĩ, đã bỏ tiền và thời gian đi học, thì mình phải quyết tâm "lấy lại vốn" bằng cách "cạo sạch nhớt giảng viên". Chính vì thế TESTING VN luôn có chính sách bảo hành (học lại FREE) và hỗ trợ kỹ thuật (giải đáp thắc mắc, hướng dẫn công việc thực tế của học viên) trong suốt và ngay cả sau khóa học.

Hi vọng, các bạn có phương pháp học hiệu quả.



Post Reply

Return to “Đào tạo Tester”