Kỹ thuật dùng Đồ thị Nguyên nhân - Kết quả

Chuyên đề thảo luận về kiểm thử hộp đen (Black-box Testing)
Forum rules
Chuyên đề này chỉ thảo luận về Black-box Testing.
Để có kết quả nhanh, các bạn nên search trước khi tạo chủ đề mới.
Post Reply
hoccachhoc
Fresher Tester
Posts: 41
Joined: Tue 04 Jul, 2017 1:50 pm
Contact:

Kỹ thuật dùng Đồ thị Nguyên nhân - Kết quả

Post by hoccachhoc »

Kỹ thuật dùng Đồ thị nguyên nhân - kết quả (Cause & Effect Graphing)

I> Khái niệm về kỹ thuật Đồ thị nguyên nhân – kết quả:
1. Khái niệm:
Đồ thị nguyên nhân – kết quả là phương pháp tạo các ca kiểm thử có hệ thống mô tả sự kết hợp của các điều kiện. Sự thay đổi sẽ là 1 sự lựa chọn kết hợp không thể dự tính trước, nhưng khi thực hiện như vậy, có vẻ như bạn sẽ bỏ sót nhiều ca kiểm thử “thú vị” được xác định bằng đồ thị nguyên nhân – kết quả.

2. Đặc điểm:

Image
• Là kỹ thuật thiết kế test case dựa trên đồ thị.
• Cause Effect Graph là một kỹ thuật kiểm tra hộp đen minh hoạ mối quan hệ giữa một kết quả và tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đó. Nó
còn được gọi là sơ đồ Ishikawa vì nó đã được Kaoru Ishikawa phát minh hoặc sơ đồ xương cá vì nó trông giống như vậy.
• Tập trung vào việc xác định các mối kết hợp giữa các conditions và kết quả mà các mối kết hợp này mang lại.
• Tất cả các nguyên nhân (các đầu vào) và các kết quả (các đầu ra) được liệt kê dựa trên đặc tả và được định danh cho mỗi nhân - quả.
• Các quan hệ giữa các nguyên nhân (các đầu vào) và các kết quả (các đầu ra) được biểu diễn trong đồ thị làm rõ ràng các quan hệ logic.
• Từ đồ thị tạo ra bảng quyết định biểu diễn các quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Dữ liệu kiểm thử được sinh ra dựa trên các qui tắc trong các bảng này.

3. Khi nào sử dụng đồ thị: “Nguyên nhân – kết quả”:
+ Xác định vấn đề hiện tại để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
+ Thuật lại các kết nối của hệ thống với các yếu tố ảnh hưởng đến một quy trình hoặc kết quả cụ thể.
+ Nhìn nhận các nguyên nhân có thể xảy ra, nguyên nhân cho một kết quả, vấn đề, hoặc kết quả chính xác.

4. Lợi ích của việc xây dựng sơ đồ nguyên nhân - kết quả
+ Giúp chúng ta xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề hoặc chất lượng sử dụng cách tiếp cận có cấu trúc.

+ Sử dụng một định dạng có trật trật tự, dễ đọc để mô hình hoá mối quan hệ nguyên nhân và hiệu quả.

+ Chỉ ra các nguyên nhân có thể xảy ra của sự thay đổi trong một quy trình.

+ Xác định các khu vực, nơi cần thu thập dữ liệu để nghiên cứu thêm.

+ Khuyến khích sự tham gia của nhóm và sử dụng kiến thức nhóm về quy trình.

+ Nâng cao kiến thức về quy trình bằng cách giúp mọi người tìm hiểu thêm về các yếu tố và mối liên quan của chúng.

5. Các bước xây dựng đồ thị: “Nguyên nhân – kết quả”:
o Bước 1: Phân chia hệ thống thành các vùng hoạt động.
 Phân rã các yêu cầu chức năng thành danh sách các Functions hay Sub-Functions.
o Bước 2: Xác định các nguyên nhân (Causes), kết quả (Effects)
 Dựa vào đặc tả, xác định các Causes và chỉ định mỗi Causes này một định danh ID.
 Một cause có thể được xem như là một Input Conditions hoặc là đại diện của một lớp tương đương Input Conditions.
 Dựa vào đặc tả, xác định effects hoặc sự thay đổi trạng thái của hệ thống và chỉ định mỗi Effect một định danh ID
 Effect có thể là Output Action, Output Condition hay là đại diện của một lớp tương đương Output Conditions.
o Bước 3: Chuyển nội dung ngữ nghĩa trong đặc tả thành đồ thị liên kết các Cause và Effects.
o Bước 4: Chuyển đổi đồ thị thành bảng quyết định.
o Bước 5: Thiết lập danh sách test case từ bảng quyết định. Mỗi test case tương ứng với một cột trong bảng quyết định.

6. Các ký hiệu được sử dụng trong sơ đồ Nguyên nhân - kết quả
Image

- Identity: khi c1 = true, e1 = true hoặc c0 = false, e0 = false.

- NOT: Nếu C1 = true, e1 = false và ngược lại.

- OR: Nếu C1 hoặc C2 hoặc C3 = true, e1 = true.

- AND: Nếu cả C1= C2 = true, e1 = true.

II> Ví dụ về Đồ thị nguyên nhân – kết quả
1> Ví dụ 1 (cơ bản):
Để tính thuế thu nhập, người ta có mô tả như sau:
 Người vô gia cư nộp 4% thuế thu nhập.
 Người có nhà ở nộp thuế theo bảng sau:
Tổng thu nhập.................Thuế
<=5.000.000 VNĐ............4%
>5.000.000 VNĐ..............6%

2> Ví dụ 2 (nâng cao):
Chức năng Xếp loại: Khi click vào chức năng xếp loại, chương trình sẽ tự động xếp loại nhân viên dựa vào số ngày đi làm của nhân viên. Việc xếp loại nhân viên sẽ được căn cứ theo quy định như sau:

+ Đối với nhân viên làm việc ca 1 ( làm việc các ngày chẵn trong tháng) hoặc ca 2 ( làm việc các ngày lẻ trong tháng):
Nếu số công >= 14 thì xếp loại A+
Nếu 11 =< số công <14 thì xếp loại A
Nếu 9 = < số công <11 thì xếp loại B+
Nếu 6 =< số công < 9 thì xếp loại B
Nếu số công <6 thì xếp loại C

+ Đối với nhân viên làm việc 2 ca ( làm tất cả các ngày trong tuần trừ chủ nhật)
Nếu số công >=27 thì xếp loại A+
Nếu 24<= số công <27 thì xếp loại A
Nếu 20<= số công <24 thì xếp loại B+
Nếu 15<=số công <20 thì xếp loại B
Nếu số công <15 thì xếp loại C


Xem cách giải file kèm theo (dùng phần mềm 7zip để giải nén nhé).
You do not have the required permissions to view the files attached to this post.


Người đi tìm miền đất hứa!

Post Reply

Return to “Black box Testing - Kiểm thử hộp đen”