Game testing - Viết test case cho game sudoku

Nơi chúng ta có thể thảo luận về kiểm thử game và các vấn đề liên quan đến kiểm thử game.
Forum rules
Nơi chúng ta có thể thảo luận về kiểm thử game và các vấn đề liên quan đến kiểm thử game.
2590
Hoc Tester
Posts: 1
Joined: Wed 02 Apr, 2014 9:20 am
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by 2590 »

Chào bạn mình cũng đang học về test game, bạn gửi cho mình xin tài liệu tham khảo vơi. Cảm ơn bạn rất nhiều
Mail của mình: nguyenhau2590@gmail.com



[Bidi]
Hoc Tester
Posts: 1
Joined: Mon 15 Apr, 2013 11:13 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by [Bidi] »

Các bạn ơi, có thể share cho mình tham khảo với được không ?
Mình cũng đang cần test game nhưng không biết quy trình cũng như kỹ thuật thế nào!
Thanks!
Mail của mình : baduc.nguyen1992@gmail.com



kysudientu
Jr. Tester
Posts: 68
Joined: Wed 25 Dec, 2013 9:30 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by kysudientu »

Mọi người gửi cho mình tài liệu file test case cho soduku với nha

daoquanghunggtvt@gmail.com

Thanks,



thanhhong90
Hoc Tester
Posts: 1
Joined: Mon 12 May, 2014 8:27 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by thanhhong90 »

huongpt5890 wrote:mail của các bạn là gì, mình gửi cho
Bạn gửi cho mình tài liệu tham khảo về test game với nhé.mình cũng đang cần.
Mail :duongthanhhong@gmail.com
Thanks bạn!



kysudientu
Jr. Tester
Posts: 68
Joined: Wed 25 Dec, 2013 9:30 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by kysudientu »

thanhhong90 wrote:
huongpt5890 wrote:mail của các bạn là gì, mình gửi cho
Bạn gửi cho mình tài liệu tham khảo về test game với nhé.mình cũng đang cần.
Mail :duongthanhhong@gmail.com
Thanks bạn!
Ko biết các bạn có thể share cho mình test cases game Soduku được ko - email của mình: daoquanghunggtvt@gmail.com



xuantt
Hoc Tester
Posts: 2
Joined: Wed 09 Jul, 2014 3:44 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by xuantt »

Bạn ơi cho mình xin bài viết testcase game sudoku vào mail: trinhxuan279@gmail.com nữa nhé!
Bạn có tài liệu viết testcase của phần mềm hay mobile cho mình xin nữa nhé, mình đang học về tester mà kém quá mong các bạn giúp đỡ nhiều.

VD: Mẫu test case của tín hiệu đèn giao thông có 3 đèn xanh, đỏ, vàng chẳng hạn.
Cảm ơn bạn nhiều nhé!



cd_bently
Jr. Tester
Posts: 83
Joined: Sat 12 Jul, 2014 9:40 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by cd_bently »

và cuối cùng là mình, mọi người ơi ai có tài liệu về test game thì gởi cho mình xin với nha.....cảm ơn nhiều
kieuvantruyen.sgu@gmail.com



hoangoclan93
Hoc Tester
Posts: 1
Joined: Sun 06 Jul, 2014 5:29 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by hoangoclan93 »

huongpt5890 wrote:mail của các bạn là gì, mình gửi cho
Chị ơi chị có thể share cho e testcase của sudoku được không ạ. E cảm ơn chị nhiều ạ.



kevin51
Sr. Tester
Posts: 100
Joined: Mon 19 Jan, 2015 3:55 pm
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by kevin51 »

Các bạn cho mình hỏi chút !Khi mình vào PV trực tiếp ấy, họ đưa cho 1 game ra xong bảo mình test tìm ra lỗi , bug game. thì cách nào nhanh nhất để tìm ra lỗi game vì mới chơi lần đầu cũng đâu biết được rõ đâu


Mở ban biet thu vinhomes riverside triệu đô với các căn vinhomes riverside hoa lan , hoa sữa, hoa phượng , hoa anh đào

ThuanIVC
Fresher Tester
Posts: 19
Joined: Sat 04 Apr, 2015 10:03 am
Contact:

Re: Game testing - Viết test case cho game sudoku

Post by ThuanIVC »

Bạn có thể tham khảo ở đây:

Game testing

Tham khảo thêm bài viết này

Cái quan trọng nhất trong game testing là gameplay testing. Sau đó mới tính tới môi trường mà game sẽ được cài đặt và play. Mình có kinh nghiệm nhiều nhất trên mảng thiết bị di động nên sẽ nói về nó trước hén:
- Gameplay.
- Interrupt -> thực hiện các thao tác tạm idle game hoặc ngắt tiến trình của game tạm thời phục vụ cho 1 tiến trình khác (ví dụ nghe điện thoại).
- Localization -> kiểm lỗi chính tả trong game và game menu.
- Sound -> Kiểm lỗi âm thanh.
- Acceptant -> Đối với cấu hình của phần cứng thì mức độ game đáp ứng về frame rate, độ mượt của hình ảnh như thế nào là có thể chấp nhận (phần này thường có tài liệu kỹ thuật cho từng loại cấu hình phần cứng khác nhau).

Test gameplay (như steven đã nói): Phần này nói cụ thể là kiểm tra kết quả mà bạn dự đoán trước so với kết quả bạn thu được sau khi thực hiện bất kỳ 1 action nào.
VD: Game action: Ấn nút "chém" nhưng nó lại mang 1 function khác thì --> Bug.
Ngoài ra bên phần gameplay còn có những bug khác như bug về graphic, âm thanh, bug vi phạm rule của công ty cũng như rule của nhà phát hành.
Đặc biệt, game bán ra trên mỗi thị trường khác nhau thường cũng sẽ có 1 số rule riêng (cái này hình như khi test người ta có đưa cho bik, còn ko thì phụ thuộc kinh nghiệm).
+ Test Localization (như steven nói): Test lỗi chính tả trên các ngôn ngữ mà game hỗ trợ (EN, SP, BR.....) và mỗi ngôn ngữ sẽ có rule đặc biệt, trừ tiếng EN.
+ Test Int (như steven nói luôn) : Test những trường hợp để phone idle.
VD:
Mở game --> Đi chơi 1 vòng về --> ko điều khiển đc nhân vật
Đang chơi game --> nghe điện thoại / đọc tin nhắn --> dzo lại game ko di chuyển đc.
Đang chơi game --> lỡ tay bấm Red key --> thoát game --> vào game lại --> ko chơi được.
...... Còn nhiều case test inter nhưng mờ hem cóa nhớ hết.
+ Test IGP (in game promotion): cái này hơi đặc biệt chút, cái này là test mấy cái quảng cáo trong game.
VD: test mấy game trong danh sách quảng cáo. Test cái này khá khỏe, chỉ việc ngồi dò game trong checklist là được, mổi tội dò xong là... mò đường đi luôn.
Khi test game, chúng ta có rất nhiều lọai test. Ví dụ: Gameplay,
Interrupt(Brain Storming, stress test), âm thanh trong game, checklist, kiểm tra những lỗi về ngôn ngữ trong game, kiểm tra tính tương thích của
game đối với những thiết bị khác nhau,...
Gameplay:
Đây là phần test chính và khó nhất, nó bao gồm hầu hết các lọai test nêu ở trên, khi thực hiện lọai test này, bạn phải đi game từ đầu tới cuối, kiểm tra tất cả các màn(bao gồm cả những màn bí mật nếu có), kiểm tra những sự kiện trong game xem có "trigger" hay không(Ví dụ, khi bạn thua, nhân vật của bạn phải khóc thay vì cười), cách tính điểm trong game,... Để làm được việc đó, đòi hỏi người tester phải tìm hiểu tường tận về thiết kế (design), rule của game và có những kĩ năng nhất định về testing. Một điều quan trọng khi test gameplay là bạn phải kiểm tra tất cả trường hợp trong game(thắng, thua,...), kiểm tra mọi ngóc ngách trong game, tất cả chế độ chơi và làm ngược lại design, khi kết thúc game thì chúng ta cần phải test lại lần nữa, để xem có gì bất thường?
Ngòai ra bạn còn phải kiểm tra xem game có được cài đặt bình thường hay không, trong quá trình cài đặt game có phát sinh vấn đề gì? Sau khi chơi game xong, xóa game thì có gặp phải vấn đề gì?,vấn đề save, load game ra sao? âm thanh và ngôn ngữ trong game thế nào?
Đối với những game có phần online thì cần phải kiểm tra thêm phần network, game có bị gì khi rớt mạng, thay đổi mạng đột ngột, đồng bộ hóa dữ liệu khi 2 thiết bị đang chơi với nhau.
2. Interrupt
Làm gián đọan game khi đang chơi, Game phải chơi bình thường sau khi
kết thúc việc interrupt. Nó gồm 2 phần đó là:
- Online Interrupt(Internal interrupt) bằng cách sử dụng chính những chức năng có trong phone/tablet. Ví dụ: cài đặt báo thức, mở 1 chương trình khác khi đang chạy game(mở nhạc, word, excel, ...), máy hết pin, cắm/tháo sạc, cắm/tháo tai nghe.
- Online Interrupt(External Interrupt) bằng cách gọi điện thọai(nhận cuộc gọi, cuộc gọi lỡ, từ chối cuộc gọi, nhận tin nhắn, nhận file bằng Bluetooth...) khi đang chơi game
3. Âm thanh:
Kiểm tra tất cả những gì liên quan tới âm thanh trong game (bao gồm cả Music và Sound effect): âm thanh lớn quá, nhỏ quá, có bị rè rè không, sound có chơi đúng không(Ví dụ: khi thua thì nhạc thua sẽ chơi...).
4. Checklist:
Đây là lọai test nhẹ nhàng nhất nhưng rất là quan trọng trước khi một game được ra thị trường. Game phải tuân thủ theo những qui định trong checklist đề ra. Checklist là một document tập hợp tất cả các yêu cầu của nhà phát hành game (Ubiso, Zynga,...) cũng như những yêu cầu của nhà cung cập dịch vụ (AT&T, Sprint...), hãng điện thọai (Nokia, Samsung,...) mà game làm ra bắt buộc phải tuân theo. Do đó chúng ta phải hiểu tất cả các rule được qui định trong đó thật rõ ràng để báo cáo tất cả các lỗi liên quan để tránh trường hợp game không được do vi phạm các lỗi trong checklist.

5. Lỗi về ngôn ngữ:
Kiểm tra tất cả các lỗi liên quan tới chữ trong game( chữ bị tràn, bị dính với nhau, chữ sai lỗi chính tả, sai ngữ pháp, chữ không dịch ra tiếng của nước mà game sẽ phát hành, hoặc những chữ liên quan tới nội dung phản động, nội dung không lành mạnh...)

6. Tính tương thích (Compatible):
Một game có thể được làm cho nhiều dòng máy khác nhau, do đó cùng 1 game nhưng có thể chạy được, bình thừơng không bị vấn đề gì trên thiết bị này mà không thể chạy trên thiết bị khác. Hoặc có thể chạy nhưng có sự khác biệt về tốc độ hiển thị (framerate), tính tương thích (game đang chơi thì thóat đột ngột, bị đứng hình...), âm thanh, hình ảnh, hiệu ứng không thể hiển thị(do thiết bị không hỗ trợ).

Kiến thức cơ bản để test game mobile
Kiểm thử Game : Một phần trong quá trình phát triển trò chơi, là một quá trình kiểm thử phần mềm để kiểm soát chất lượng của các trò chơi video.
Chức năng chính của thử nghiệm trò chơi là phát hiện và tài liệu hướng dẫn của lỗi phần mềm (aka lỗi). Viêc kiểm thử phần mềm giải trí tương tác là một lĩnh vực kỹ thuật cao đòi hỏi tính toán chuyên môn, năng lực phân tích, kỹ năng đánh giá quan trọng, và độ ổn định. Trong những năm gần đây lĩnh vực kiểm thử trò chơi đã bị cho là khá vất vả và vô bổ, cả về tài chính và tinh thần.
Test game: Không giống như test chương trình phần mềm, ngoài việc có test case tester còn dành phần lớn thời gian cho việc thực hiện ad-hoc testing. Bất cứ application nào cũng cần ad-hoc, đặc biệt là game vì dù có viết test case kĩ đến mấy cũng không thể lường được hành vi bất thường của user.
Tài liệu về test game : Mình từng soạn nhưng đó là tài liệu nội bộ của công ty, mình không thể public cho bạn. Nhưng có vài lưu ý nhỏ cho bạn nào đang test game:

+ Giao diện: Tùy nhà sản xuất mà có những qui định (rule) nhất định về cách thức hiển thị của logo, essential elements (những element không thể thiếu trong 1 game như button In-Game-Menu, copyright string, arrow indicators, highlights...) buộc các bạn phải hết sức nắm rõ để không bị missed.
+ Sound: Lưu ý các đoạn sound chơi trong game. Sound có chơi hay không? Chơi đúng sound hay không? Có repeat không? Có sound gì bất thường không?
+ Gameplay: Tất cả những gì liên quan đến cách chơi game.
+ Interrupt: Các vấn đề liên quan đến device để chạy game (phone, pc, tablet...). .
- Kết hợp nhiều nút bấm xem có phát sinh lỗi không? Kiểm tra tất cả các phím/nút bấm có trên thiết bị, nếu các nút đó không thuộc qui định sử dụng của game mà vẫn có tác dụng trong game thì có thể là bug.
- Kiếm tra tất cả các chiều (ngang, dọc, thẳng đứng...) hiển thị màn hình của device xem game có thay đổi hiển thị tương ứng không? (vd: tablet nếu để ngang thì giao diện device sẽ dàn hàng ngang, còn game có đổi sang chiều ngang luôn không? Hoặc xoay tablet đứng sẽ hiển thị theo chiều dọc, game có xoay theo không? Nếu xoay theo chiều dọc mà game bị lỗi thì là bug...)
- Nếu device xử lý đa nhiệm thì mở các ứng dụng khác song song với game hoặc interrupt bằng tín hiệu device nhận từ thiết bị khác (nhận cuộc gọi, tin nhắn, file bluetooth,....) xem game có bị ảnh hưởng không?
- Ở những device đa nhiệm, đang chơi game, minimum game rồi thoát ra ngoài, resume trở lại, thoát ra mở ứng dụng khác...blablabla...rồi resume game lại xem có gì bất thường không?
- Đang chơi thì quit game đột ngột xem có ảnh hưởng đến saved data không?
...
+ Download/Install/Uninstall: Game download xong có hỏi nơi để save hoặc tự save vào folder game hay save tùm lum? Install xong game có hiển thị logo, tên game... như những game khác hiển thị trong device hay không? Uninstall game có ảnh hưởng tới các phần khác của device không?...
+ Luật game: Ngoài ra còn có các rule buộc phải tuân thủ mà sản phẩm nào cũng buộc phải tuân theo, hoặc các feeback thay đổi liên tục, các qui tắc logic cơ bản, rule của thể loại game bạn đang làm (như đá banh, tennis... càng biết nhiều càng tốt)... Các bạn nên ghi chú lại để tránh sai sót khi test.
+ Third party bug: Còn phần này, tùy device chạy game mà có những lỗi đặc trưng dành riêng cho dòng device đó mà những dòng khác không có.
Nếu nghi ngờ là third party bug thì các bạn nên check các game khác với trường hợp tương tự trên device đó để chắc chắn đó là third party bug. Với những bug này, thường sẽ không được fix (do ngoài khả năng kiểm soát của dev) nhưng vẫn phải bắt để record lại, tránh truy cứu trách nhiệm sau này.

Vì nhớ gì ghi đó nên mình không sắp xếp các mục theo thứ tự, các bạn thông cảm nhé. Clear bug (cách trình bày nội dung bug) tốt hay không còn phụ thuộc vào skill của teste Save r nữa. Test Game thì dù có tài liệu bài bản đến đâu thì cuối cùng skill ad-hoc của tester vẫn là cái cần thiết nhất và đừng bao giờ test game như 1 user bình thường.

Nguồn: http://www.wattpad.com/



Post Reply

Return to “Game Testing”